Vietpotu: Phần mềm quản lý chất lượng - Giá cả hợp lý - Miền phí cài đặt - Bảo hành tận nơi - Hỡ trợ 24/7.Hotline: 0972 827 368

Tuesday, June 10, 2014

Quản trị tồn kho là gì?

1. Tại sao các doanh nghiệp phải dự trữ hàng hóa?
Tồn kho bao gồm là: hàng cung cấp, nguyên vật liệu, hàng hóa dở dang, sản phẩm hoàn thành là những thành tố quan trọng đối với mọi hoạt động kinh doanh. Cũng như khoản phải thu, mức tồn kho phụ thuộc rất lớn vào lượng bán. 

2. Quản trị chi phí tồn kho
a. Chi phí tồn kho
-Chi phí tồn trữ: là những chi phí liên quan đến việc tồn trữ hàng hóa và có thể chia thành 2 loại là chi phí hoạt động và chi phí tài chính.
Chi phí hoạt động bao gồm: chi phí bốc xếp hàng hóa, chi phí bảo hiểm hàng tồn kho, chi phí hao hụt, mất mát, mất giá trị do bị hư hỏng bà chi phí bảo quản hàng hóa.
Chi phí tài chính bao gồm: chi phí sử dụng vốn, trả lãi vay cho nguồn kinh phí vay mượn để mua hàng dự trữ, chi phí về thuế, khấu hao,…
-Chi phí đặt hàng gồm: chi phí quản lý, giao dịch và vận chuyển hàng hóa. Chi phí đặt hàng cho mỗi lần đặt hàng thường rất ổn định, không phụ thuộc vào số lượng hàng được mua. Trong nhiều trường hợp, chi phí đặt hàng thường tỷ lệ thuận với số lần đặt hàng trong năm. Khi số lượng hàng của mỗi lần đặt hàng nhỏ thì số lần đặt hàng tăng và chi phí đặt hàng cao. Khi khối lượng mỗi lần đặt hàng lớn, số lần đặt hàng giảm và chi phí đặt hàng cũng thấp hơn.
-Chi phí cơ hội: nếu 1 doanh nghiệp không thực hiện được đơn hàng khi có nhu cầu, công ty sẽ bị đình đốn sản xuất và có thể không kịp giao hàng. Sự thiệt hại do để lỡ cơ hội này gọi là chi phí cơ hội.
-Chi phí khác: các chi phí khác được quan tâm trong quản trị tồn kho là các chi phí thành lập kho (chi phí lắp đặt thiết bị kho và các chi phí hoạt động) chi phí trả lương làm thêm giờ, chi phí huấn luyện…
Hàng tồn kho được coi là 1 trong những tài sản quan trọng đối với nhiều công ty. Nó là 1 trong những tài sản đắt tiền nhất, trong nhiều công ty hàng tồn khi chiếm tới 40% tổng kinh phí đầu tư.
b. Mô hình sản lượng đặt hàng hiệu quả nhất (Economic Odering Quantity – EOQ)
Mô hình EOQ là 1 mô hình quản trị tồn kho mang tính định lượng, có thể sử dụng nó để tìm mức tồn kho tối ưu cho doanh nghiệp.
Yếu tố quyết định trong quản trị hàng tồn kho là sự dự báo chính xác nhu cầu sử dụng các loại hàng hóa trong kỳ nghiên cứu – thường là 1 năm và khối lượng hàng hóa trong mỗi lần đặt hàng. Những doanh nghiệp có nhu cầu hàng hóa mang tính mùa vụ có thể chọn kỳ dự báo phù hợp với đặc điểm kinh doanh của mình.
Sau khi đã có số liệu dự báo chính xác về nhu cầu sử dụng hàng năm, trên cơ sở đó có thể xác định số lần đặt hàng trong năm và khối lượng hàng hóa trong mỗi lần đặt hàng. Mục đích của những tính toán này là tìm được cơ cấu tồn kho có tổng chi phí năm ở mức tối thiểu.
Giữa chi phí đặt hàng và chi phí tồn kho có mối quan hệ tỷ lệ nghịch. Khi số lần đặt hàng nhiều, khối lượng hàng tồn kho bình quân thấp, dẫn tới chi phí tồn kho thấp, song chi phí đặt hàng cao. Ngược lại khi số lần đặt hàng giảm thì khối lượng hàng trong mỗi lần đặt cao, lượng tồn kho lớn hơn, do đó chi phí tồn trữ hàn hóa cao hơn và chi phí đặt hàng giảm.
3. Điểm đặt hàng lại
Trong phần trên, chúng ta giả định là khi nào lượng nguyên liệu nhập kỳ trước hết mới nhập kho lượng hàng mới. Tuy nhiên trên thực tế, không có doanh nghiệp nào để đến khi hết nguyên liệu mới đặt hàng. Song nếu đặt hàng quá sớm sẽ làm tăng lượng nguyên liệu tồn kho, do đó cần phải xác định thời điểm đặt hàng lại. Thời điểm đặt hàng mới được gọi là điểm đặt hàng lại và nó được xác định bằng số nguyên liệu sử dụng mỗi ngày nhân với độ dài của thời gian giao hàng.
4. Lượng dự trữ an toàn (SS)
Trong những ví dụng trên chúng ta đưa ra 1 số giả định nhằm đơn giản hóa việc tính toán, tuy nhiên chúng chỉ có giá trị về mặt lý thuyết. Bởi lẽ chúng ta đã giảm sử rằng nhu cầu sử dụng nguyên liệu mỗi ngày không thay đổi trong suốt thời gian phân tích, nhưng trên thực tế chúng biến động không ngừng. Điều này càng đặc biệt đúng với các loại sản phẩm thành phẩm trong trường hợp doanh nghiệp phải đối phó với sự tăng (giảm) đột ngột nhu cầu đối với những sản phẩm mang tính mùa vụ. Bởi vậy để đảm bảo sự ổn định của sản xuất, doanh nghiệp cần phải duy trì 1 lượng hàng tồn kho dự trữ.
Trong chu kỳ thứ nhất, thời hạn giao hàng được thực hiện rất nhanh chỉ trong vòng 4 ngày. Do đó doanh nghiệp không phải sử dụng đến dự trữ an toàn. Đồng thời lượng tồn kho hoạt động cũng chưa được sử dụng hết khi hàng mới được nhập kho. Trong chu kỳ thứ hai, thời gian giao nhận hàng là 8 ngày như dự kiến nhưng nhu cầu sử dụng cao hơn dự kiến và doanh nghiệp sử dụng an toàn lượng tồn kho hoạt động cũng như phần dự trữ an toàn.
Trong chu kỳ thứ ba, thời gian giao nhận hàng dài hơn bình thường, diễn ra trong 10 ngày và nhu cầu sử dụng ngẫu nhiên trùng khớp với lượng hàng tồn kho hoạt động, do đó không phải sử dụng tới lượng tồn khi dự trữ an toàn. Cuối cùng trong chu kỳ thứ tư, nhu cầu sử dụng hàng tồn kho cao và thời gian giao hàng dài hơn dự kiến, diễn ra trong  9 ngày, sử dụng hết toàn bộ cả lượng tồn kho hoạt động và lượng tồn kho dự trữ an toàn. Trong trường hợp này sẽ gây ra 1 số chi phí cơ hội cho doanh nghiệp.
Bằng các kỹ thuật phân tích thống kê, có thể tính được số lần hết hàng tồn kho trong năm. Tuy nhiên, trong phần này chúng ta giả sử rằng số lần hết hàng dự trữ trong năm được dự kiến trước. Chi phí do hết hàng dự trữ gây ra được tính bằng cách nhân số lần hết hàng dự trữ với chi phí cơ hội cho mỗi lần hết hàng dự trữ.
Tổng chi phí do duy trì hàng dự trữ an toàn bao gồm chi phí tài chính và chi phí hoạt động do tồn trữ hàng dự trữ tạo ra.
Cần lưu ý rằng khi chi phí dự trữ an toàn tăng thì chi phí cơ hội do hết hàng giảm và ngược lại. Bởi vậy, mức tồn kho dự trữ an toàn tối ưu là mức tồn kho có tổng chi phí tối thiểu.
5. Số lượng hưởng chiết khấu
Nhiều nhà cung cấp đưa ra tỷ lệ chiết khấu đối với khách hàng mua với số lượng lớn. Doanh nghiệp mua hàng phải xem xét những điều kiện chiết khấu đó, coi chúng như 1 khoản lợi nhuận cơ hợi mà doanh nghiệp có thể thu được. Khoản lợi nhuận cơ hội này có thể được xem xét bằng cách so sánh phần chi phí tồn trữ hàng hóa tăng thêm với phần tiết kiệm do nhận được từ tỷ lệ chiết khấu của các nhà cung cấp.
6. Chi phí tồn kho dự trữ
Trong những phân tích thuộc các phần trên, chúng ta chưa đề cập đến những chi phí do lượng hàng tồn kho dự trữ an toàn tạo ra trong trường hợp có sự thay đổi độ lớn của đơn  đặt hàng.
Khi khối lượng mua hàng mỗi lần tăng thì lượng hàng tồn khi dự trữ cũng giảm, do đó lượng hàng tồn kho an toàn cũng ít được dùng đến. Bởi vậy, khi xem xét mô hình EOQ để tận dụng những lợi nhuận cơ hội do chiết khấu đem lại cũng cần đánh giá khả năng hết hàng dự trữ tồn kho và những chi phí cơ hội liên quan đến chúng.

Bạn có thể xem "Phần mềm quản lý kho"

Sunday, June 8, 2014

Tử vong bất thường sau khi tiêm tại hiệu bán thuốc tây


Tin tức từ Cơ quan công an huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) cho biết, đơn vị đã triệu tập ông Nguyễn Đình Vinh (dược sĩ trung học), trú xóm 6, xã Quỳnh Tân, huyện Quỳnh Lưu để phục vụ điều tra làm rõ việc ông Vinh chỉ được cấp phép bán thuốc tây nhưng lại tiêm thuốc gây chết người. Nạn nhân là ông Hồ Văn Trường (48 tuổi), trú xã Quỳnh Trang, huyện Quỳnh Lưu.
Tử vong bất thường sau khi tiêm tại hiệu bán thuốc tây - Ảnh 1
Người thân làm thủ tục mai táng cho ông Hồ Văn Trường sau khi tử vong bất thường. Ảnh: Đ.N
Theo đó, vào khoảng 16h chiều 3/4, ông Trường bị hen suyễn, tức ngực khó thở nên đến cửa hàng bán thuốc tây của ông Vinh để chữa bệnh.
Tại đây, sau khi thăm khám cho ông Trường, ông Vinh đã tiêm cho ông Trường một mũi thuốc chữa ho, tức ngực. Sau khi tiêm xong chừng một giờ đồng hồ thì ông Trường xuất hiện những triệu chứng bất thường như khó thở, mặt mày tím tái, lên cơn co giật rồi tử vong ngay sau đó.
Ông Vũ Hồng Quang, Trưởng Phòng Y tế huyện Quỳnh Lưu cho biết: Ông Vinh là dược sĩ trung học đã được Sở Y tế Nghệ An cấp giấy chứng nhận cho phép hành nghề bán thuốc tây. Riêng về tiêm thuốc chữa bệnh thì ông Vinh không được cơ quan chức năng cho phép.
Sau khi sự việc xảy ra, gia đình ông Vinh đã bồi thường cho gia đình nạn nhân Hồ Văn Trường tổng số tiền 90 triệu đồng. Hiện, vụ việc đang được các cơ quan chức năng tại Nghệ An điều tra làm rõ.
doisongphapluat.com

Thursday, June 5, 2014

Cách chế biến thịt bò của đối tác Minh Khang

Nhà hàng Minh Khang chuyên đồ nhậu. Với kinh nghiệm mở cưa hàng 2 năm. Nhà hàng luôn đặt mục tiêu dịch vụ chất lượng lên hàng đầu.
Sau đây là cách chế biến món thịt bò của nhà hàng:
Đầu tiên bạn phải chọn và giữ cho thịt bò luôn được mềm, không bị khô chính là yêu cầu quan trọng nhất khi chế biến các món ăn từ loại thịt bổ dưỡng này.


Khi chế biến thịt bò bạn cần phải chú ý những ý sau, để được món ngon và hoàn hảo:

1. Thái thịt bò phù hợp với nhu cầu chế biến món ăn

Độ mềm và ướt của miếng thịt bò bị ảnh hưởng rất nhiều tới kỹ thuật thái thịt của bạn. Miếng thịt sẽ cứng hơn khi chúng có quá nhiều sớ thịt. Ngược lại, càng có nhiều mỡ, thịt càng nhiều nước. Những miếng thịt bò mềm nhất (xếp theo thứ tự giảm dần) bao gồm: thịt thăn, phần thịt dọc hai bên xương dẹt, phần thịt thăn ở lưng, thịt sườn, thịt nạc vai. Miếng thịt có dính kèm chút ít xương sẽ có mùi vị thơm hơn.

2. Biết kết hợp giữa chất lượng và mục đích

Nếu nấu những món thịt bò đơn giản, không có nhiều nước sốt, bạn nên chọn loại thịt có chất lượng tốt nhất. Đối với món hầm hoặc những món dùng kèm với nước sốt, có thể chọn những loại thịt rẻ tiền hơn.

3. Chú ý đến loại thịt bò

Thịt bò được chia ra làm 3 loại: loại thượng hạng, loại ngon và loại có chất lượng. Độ ngon của thịt bò thường được xác định dựa trên tỷ lệ giữa lượng mỡ và nạc có trong miếng thịt. Khối lượng mỡ bao quanh miếng thịt bò có tác dụng giữ cho thịt luôn ẩm. Miếng thịt bò mềm nhất sẽ có lượng mỡ phân bố đều khắp chứ không chỉ là phần mỡ nằm ở phần rìa cạnh bên ngoài. Lượng mỡ trong thịt rất quan trọng bởi khi nấu, chất béo sẽ tan chảy, làm tăng hương vị và lượng nước cho món ăn. Thịt bò thượng hạng có tỷ lệ  tốt nhất giữa lượng mỡ và thịt, do đó, chúng cũng là loại thịt mềm và ngon nhất.

4. Chọn mua những miếng thịt có màu tươi, sáng

Khi mua thịt, bạn nên chọn những miếng thịt có độ săn chắc và màu đỏ tươi. Thịt bò đã chuyển sang màu đỏ sậm hoặc nâu là loại thịt cũ. Ngoài ra, cũng cần lưu ý là thịt của những con bò già sẽ mềm và nhão, các thớ thịt sẽ không săn chắc.

5. Giữ thịt luôn tươi

Sau khi mua thịt, nếu không sử dụng ngay trong ngày, bạn nên dùng màng bọc thực phẩm để bao kín miếng thịt rồi cho chúng vào trong túi có khóa kéo và giữ lạnh.

6. Ướp thịt để làm tăng hương vị

Khi sơ chế thịt trước khi nấu, bạn nên dùng một chiếc khăn ẩm lau khô miếng thịt và ướp chúng bằng những loại nước sốt đơn giản, phù hợp với khẩu vị. Nước sốt sẽ làm thịt mềm và có mùi vị thơm ngon hơn. Thậm chí chỉ cần cho vào thịt chút xíu muối và tiêu là đã đủ để món thịt có mùi vị dễ ăn hơn. Tuy nhiên, một hỗn hợp gồm rượu, dầu ô-liu, nước cốt chanh và một ít gia vị, thảo mộc tươi (theo ý thích và khẩu vị của bạn) sẽ là loại nước sốt tuyệt vời giúp bạn ướp thịt, để qua đêm, phục vụ cho món ăn của ngày hôm sau.

7. Nấu chín hoàn toàn

Trước khi nấu thịt bò, hãy lấy chúng ra khỏi tủ lạnh, để ở nhiệt độ bình thường trong phòng. Làm như thế sẽ giúp thịt chín đều và kỹ hơn.

8. Điều chỉnh nhiệt độ hợp lý trong khi nấu

Cách nấu là yếu tố chính ảnh hưởng đến độ mềm và mùi vị thơm ngon của thịt. Đối với phần lớn các món làm từ thịt bò, dù được thái theo kiểu nào thì cũng chỉ nên nấu với nhiệt độ khoảng 55 độ C nếu muốn chín tái và khoảng 60 độ C nếu muốn chín vừa. Nếu nhiệt độ cao hơn, thịt sẽ bị khô.

9. Rang khô rồi quay

Một trong những phương pháp khá tốt để nấu thịt bò chính là rang sơ phần thịt bên ngoài trong một chảo gang nóng, có tráng chút dầu ô-liu. Sau đó, tiếp tục cho thịt vào lò vi sóng để quay với nhiệt độ khoảng 200 độ C. Trong quá trình rang, bạn chỉ cần dùng kẹp (không được dùng nĩa) để lật trở miếng thịt chỉ một lần duy nhất. Lưu ý, sau khi rang xong, nếu được thái đôi, tất cả nước thịt ở bên trong sẽ chảy ra ngoài.

10. Để thịt nguội mới cắt

Sau khi nhấc nồi thịt ra khỏi lò, bạn nên để khoảng 5 phút cho thịt nguội rồi mới thái và phân chia đều phần nước thịt cho từng phần ăn.

Trên đây là cách chế biến món thịt bò của nhà hàng Minh Khang. Còn băn khoăn gì nữa, hãy bắt tay vào nấu cho gia đình một bữa tuyệt vời.

Monday, June 2, 2014

Phần mềm quản lý bán hàng tạp hóa

Phần mềm quản lý bán hàng VPT là sản phẩm phần mềm đã được đóng gói chuyên nghiệp, chuyển giao cho các nhà kinh doanh: Cửa hàng mỹ phẩm, shop quần áo, cửa hàng bách hóa, cửa hàng tạp hóa, siêu thị, chuỗi cửa hàng bán lẻ, đại lý ... 


  • Phần mềm giúp người lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra những quyết định nhanh và chính xác cho các chi nhánh dựa trên hệ thống các báo cáo thực tế chính xác nhất.
  • Phần mềm giúp người quản lý doanh nghiệp tăng khả năng kiểm soát các hoạt động giao dịch của các cửa hàng, siêu thị trong toàn bộ hệ thống chuỗi của doanh nghiệp.
  • Phần mềm khắc phục được tình trạng hàng tồn kho tại các chi nhánh và khai thác nguồn hàng từ các nhà cung cấp.
  • Phần mềm cải tiến quy trình quản lý trong hệ thống chuỗi các cửa hàng, siêu thị.
  • Phần mềm tiết kiệm thời gian giữa các khâu: mua hàng, bán hàng, kiểm kê hàng tồn kho và tính toán lập báo cáo.
  • Phần mềm cắt giảm chi phí tồn kho và tránh tình trạng hết hàng tồn kho.
+ Quản lý doanh thu: 
  • Quản lý doanh thu theo ngày 
  • Quản lý doanh thu theo thời gian 
  • Quản lý chi tiết doanh thu 
  • Quản lý tổng hợp doanh thu 
  • Quản lý hàng bán trả lại 
  • Báo cáo doanh số theo nhân viên 
+ Quản lý xuất nhập tồn: 
  • Quản lý chi tiết nhập hàng 
  • Quản lý tổng hợp nhập hàng 
  • Quản lý chi tiết xuất hàng 
  • Quản lý tổng hợp xuất 
  • Quản lý xuất nhập tồn 
+ Quản lý công nợ: 
  • Bảng tổng hợp công nợ khách hàng 
  • Bảng chi tiết công nợ khách hàng 
  • Bảng tổng hợp công nợ nhà cung cấp 
  • Bảng chi tiết công nợ nhà cung cấp 
  • Phiếu báo nợ khách hàng

-Phiếu báo nợ nhà cung cấp
+ Quản lý sổ quỹ tiền mặt: 
  • Quản lý tổng hợp chi 
  • Quản lý chi tiết chi 
  • Quản lý tổng hợp thu 
  • Quản lý chi tiết thu 
  • Bảng cân đối thu chi 
  • Sổ quỹ tiền mặt 
***Tính năng ***
+ Tính động:
  • Tuỳ biến hệ thống theo nhu cầu và đặc thù 
  • Thêm hoặc bớt các thông tin 
  • Tuỳ biến các báo cáo đầu ra 
  • Thuận tiền cho việc nâng cấp và chỉnh sửa sản phẩm. 
  • Hỗ trợ khả năng giao tiếp 2 chiều với Excel.
+ Tính bảo mật an toàn:
  • Dữ liệu được tự đông sao lưu dự phòng 
  • Khả năng phân quyền người dùng đến từng chức năng. 
  • Lưu lại dấu vết của việc xoá sửa dữ liệu 
  • Lưu lại thông tin của các đối tượng xem báo cáo 
  • Có khả năng cấm toàn bộ hoặc cấm từng phần quyền hạn của người dùng khi xem báo cáo kinh doanh. 
+ Tính chính xác tốc độ: 
  • Hệ thống tính toán dữ liệu dự trên các thông tin đầu vào tuyệt đối chính xác 
  • Khả năng xử lý với công nghệ mới làm tăng tốc độ 
  • Tiết kiệm tối đa sức lao động của con người. 
+ Tính dễ dùng tiện lợi: 
  • Hệ thống thiết kế theo chuẩn WinDows 
  • Tính dễ dùng thông qua sự phân tích đặc tính của con người 
  • Giao diện tiếng Việt 
  • Ngôn ngữ dễ hiểu 
***Công nghệ:***
+ Công nghệ mã vạch đa mã: 
  • Một mặt hàng có thể đặt nhiều mã 
  • Hệ thống mã vạch theo chuẩn 128 
  • Độ rông tối đa của mã là 15 ký tự 
  • Hỗ trợ chức năng in mã vạch theo công nghệ mới 
  • Công nghệ liên kết động giữa các chương trình trong hệ điều hành 
  • Tại TIGER bạn có thể gọi đến bất cứ chương trình nào bạn muốn (trên máy tính) 
***Tiện ích: ***
  • Cảnh báo tự động hàng tồn kho 
  • Hàng tồn kho được cảnh báo dựa trên quy định giới hạn tồn tối thiểu và giới hạn tồn tối đa. 
  • Cảnh báo tự động công nợ khách hàng (căn cứ vào giới hạn nợ của khách hàng do người dùng định nghĩa) 
  • Khi người dùng nhập chứng từ, Phần mềm tự động thông báo công nợ với khách hàng, công nợ nhà cung cấp, Số lượng hàng tồn kho
  • Trong khi nhập hoá đơn bán hàng: người dùng có thể sem qua lợi nhuận trên chứng từ đang nhập.
  • Phần mềm cho phép khai báo hàng chiết khấu theo từng thời điểm
  • Cho phép quản lý nhiều địa điểm khác nhau
  • Và rất nhiều các tính năng, chức năng tiện ích khác của hệ thống… 

Sản phẩm đã được áp dụng thành công cho hơn 500 khách hàng trong cả nước.
Sản phẩm tuân thủ nghiêm ngặt quy trình thiết kế ISO 9001. Với sự tư vấn của các chuyên gia hàng đầu Việt Nam, trong lĩnh vực siêu thị.
DỊCH VỤ HỖ TRỢ SỬ DỤNG VÀ BẢO HÀNH CỦA VIETPOTU
  • Hướng dẫn sử dụng: Nhân viên của chúng tôi sẽ đến hướng dẫn sử dụng trực tiếp tại văn phòng của khách hàng. Tư vấn thiết kế hệ thống, khai báo các danh mục ban đầu, an toàn -  bảo mật số liệu, cách thức nhập liệu, báo cáo, chuyển số liệu, …
  • Thời gian đào tạo : hướng dẫn cho đến khi người dùng thành thạo chương trình.
  • Hỗ trợ sử dụng : nâng cấp các phiên bản mới và tài liệu. Hỗ trợ sử dụng qua điện thoại, fax, e-mail hay trực tiếp tại chỗ người dùng.
  • Bảo hành : bảo hành các lỗi của chương trình trong thời gian 12 tháng tính từ ngày nghiệm thu phần mềm.
  • Phiên bản mới : liên tục được cập nhật và nâng cấp.
  • Hỗ trợ nhanh :Với đội ngũ kỹ thuật trẻ, nhiệt tình sẽ luôn sẵn sàng giải quyết nhanh chóng các vấn đề của người sử dụng trong suốt quá trình sử dụng phần mềm thông qua điện thoại, fax, e-mail hoặc trực tiếp tại chỗ người sử dụng

Wednesday, May 28, 2014

Cài đặt triển khai phần mềm quản lý nhân sự

Hiệu hiện tại gồm rất nhiều nhân sự với các chức năng khác nhau: quản lý, kế toán, nhân viên bảo hành, nhân viên tư vấn,... Chúng tôi đã tư vấn cho anh Huy là nên dùng phần mềm quản lý nhân sự để quản lý. Để cho công việc quản lý được nhẹ nhàng hơn mà không phải giám sát trực tiếp, nhưng anh vẫn có thể lăm bắt được tình hình công việc.


Chức năng chính của phần mềm:
Hệ thống:
- Quản lý, phân quyền và theo dõi người dùng trong hệ thống.
- Sao lưu và phục hồi dữ liệu, giúp hệ thống ổn định và an toàn.
- Thiết lập mật khẩu.
Danh mục
- Quản lý danh mục các phòng ban, chức vụ, mức lương, phụ cấp...
- Quản lý cách tính lương, thông số lương.
- Quản lý thông tin đánh giá nhân viên.
Nghiệp vụ
- Quản lý nhân viên.
- Quản lý chấm công, tính lương tự động.
- Quản lý thuế thu nhập cá nhân.
- Quản lý bảo hiểm xã hội.
- Tìm kiếm thống kê tình hình hoạt động.
Báo cáo
- Báo cáo tình hình nhân sự, thông tin quá trình làm việc của nhân viên, và các đợt tuyển dụng.
- Báo cáo thuế thu nhập cá nhân…
- Báo cáo bảo hiểm xã hội.
Quản lý lập kế hoạch đào tạo.
• Quản lý lớp đào tạo.
• Quản lý các khóa học mà nhân viên tham gia.
• Quản lý các hồ sơ đào tạo.
• Quản lý kết quả đào tạo của nhân viên sau khóa khóa học.
• Báo cáo tổng hợp những mục tiêu đã đạt được và chưa đạt được của từng nhân, và có thể đưa ra định hướng dựa kết quả báo cáo của hệ thống

Nguồn: http://phan-mem-qly-vpt.blogspot.com/2014/05/trien-khai-cai-at-phan-mem-tai-hieu-xe.html
Bạn có thể gọi cho tôi để được tư vấn nhiều hơn. Hotline: 0972 827 368

Tư vấn và lắp đặt phần mền quản lý hiệu thuốc tại 246 Âu Cơ

Ngày 15/05/2014 VietPotu đã triển khai cài đặt phần mềm quản lý hiệu thuốc tại 246 Âu Cơ. Với mật độ người mua và lượng mặt hàng qua nhiều. Vì vậy dùng phần mềm là việc nên dùng.
Chức năng mà chúng tôi cài đặt trong phần mềm cho anh Hoàng  gồm những chức năng sau:

  • Quản lý thuốc theo các nhóm dược phẩm, nhà cung cấp, quản lý giá nhập, định giá bán cho từng loại dược phẩm,…
  •  Lập và quản lý các hóa đơn nhập, hóa đơn xuất. Quản lý thông tin nhà cung cấp, xuất nhập, và điều chỉnh nhập/xuất hàng. Quản lý công việc bán, xử lý đơn hàng của khách hàng và nhà cung cấp nhanh chóng, chính xác và hiệu quả.
  •  Quản lý chặt chẽ hàng xuất nhập tồn kho, chuyển kho nội bộ, dược phẩm mua vào, doanh thu bán hàng, lợi nhuận, công nợ khách hàng, công nợ nhà cung cấp, …
  • Cung cấp các báo cáo nhanh, chính xác số lượng thuốc còn tồn theo loại thuốc, kho. Báo cáo xuất – nhập – tồn theo: ngày, tháng, năm. Báo cáo doanh số và lợi nhuận theo ngày, tháng, năm.
Việc đưa phần mềm quản lý hiệu thuốc vào sử dụng đã giúp anh Hoàng quản lý và giám sát được tính hình kinh doanh một các sát thực nhất.

Monday, May 26, 2014

Kinh nghiệm quản lý bán hàng trực tiếp

5 kinh nghiệm quản lý bán hàng cần biết
Quản lý các hoạt động kinh doanh bán hàng có mục tiêu là tối đa hóa hiệu quả hoạt động trước và sau khi bán hàng để thúc đẩy doanh số và lợi nhuận của tưng doanh nghiệp.
Ngày nay việc quản lý hoạt động bán hàng đồng nghĩa với việc kết hợp giữa quản lý quan hệ với khách hàng, quản lý các hoạt động trước và sau khi bán hàng để chăm sóc cho khách hàng, từ việc tạo nhu cầu mua hàng đến việc phân tích kết quả bán hàng.



Điều đó hiển nhiên, tìm kiếm và tạo sự trung thành của khách hàng là điều kiện tiên quyết để mang về lợi nhuận cho công ty, nhưng điều quan trọng hơn cả là nhân viên bán hàng phải tiếp cận đúng người và có chiến thuật tiếp cận hợp lý. Dưới đây là năm kinh nghiệm trong quản lý các hoạt động bán hàng.
1. Sử dụng bảng câu hỏi để thu thập thông tin
Các bản thống kê thực hiện thủ công mà phần lớn các công ty sử dụng để quản lý khách hàng thường gây ức chế, kìm hãm quá trình bán hàng vì chúng gây khó khăn cho việc thực hiện chiến lược chung của nhân viên bán hàng. Họ thực hiện để đáp ứng nhu cầu của công ty, nhưng tính chính xác của những bản thống kê đó thì không ai kiểm chứng được.
Các đại lý và ngay cả nhân viên bán hàng cũng không biết họ làm điều đó để làm gì, trong khi khó thu thập thông tin và khó dự đoán các nguy cơ. Vì vậy họ cung cấp những thông tin không chính xác, gây nhiều khó khăn cho việc phân tích và dẫn đến kết quả cuối cùng bị sai lệch. Để điều này không xảy ra, công ty cần soạn thảo bảng câu hỏi phù hợp với nhiều đối tượng, phục vụ cho việc thu thập nhiều loại thông tin.
2. Tận dụng triệt để mọi cơ hội tiếp xúc với khách hàng
Giả như được cùng bay với khách hàng trên một chuyến bay thì đó là một cơ hội đặc biệt cho một chiến dịch bán hàng ngắn hạn. Tuy nhiên, trong trường hợp này, nhân viên bán hàng không thể sử dụng những bảng biểu có sẵn mà phải uyển chuyển, mềm dẻo kết hợp nhiều loại bảng biểu khác nhau để thu thập thông tin khách hàng. Đây là cơ hội tốt để bán hàng mà bất kỳ nhân viên bán hàng nào cũng phải chú ý.
Với những trường hợp bán hàng như vậy, tốt hơn hết là nhân viên bán hàng không nên đòi hỏi khách hàng trả tiền mặt, xem đây như một ưu đãi cho họ.
3. Chuẩn bị tốt kế hoạch triển khai hành động
Đây là một trong những yếu tố quyết định. Dự đoán được những nguy cơ có thể xảy ra sẽ giúp khả năng thành công của kế hoạch cao hơn. Nếu kế hoạch được chuẩn bị tốt, dòng tiền mặt lưu chuyển sẽ mạnh mẽ hơn.
4. Sử dụng những số liệu được phân tích
Phân tích là một công cụ hỗ trợ hiệu quả cho việc quản lý bán hàng. Số liệu phân tích dựa trên những thông tin thu thập được, hàng nhập, hàng tồn, tình hình nhân sự phải được cập nhật và có độ chính xác cao. Thông thường những số liệu này không đáp ứng kịp thời sự chuyển biến của thị trường nếu thực hiện thủ công nên cần phải được xử lý bài bản.
5. Kết hợp quản lý quan hệ với khách hàng và quản lý bán hàng để thấu hiểu khách hàng
Những thông tin về quản lý bán hàng đóng vai trò quan trọng trong thời gian trước khi bán hàng, giúp các đại lý, nhân viên bán hàng nắm bắt kịp thời cơ hội của mình cũng như đồng bộ hóa quản lý quan hệ với khách hàng và quản lý bán hàng, làm tăng hiệu quả của hai công cụ này. Công ty có thể nhận ngay những phản hồi từ đại lý, từ khách hàng để điều chỉnh cơ cấu tổ chức của mình cho phù hợp với tình hình. Đại lý có thể đo lường được lợi nhuận từ những cơ hội này và có đủ thông tin để quyết định nên đầu tư vào đâu.
Và đại đa số đã sử dụng phần mềm quản lý bán hàng.
Theo Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần